img-responsive
slider0
Danh mục sản phẩm
Sản phẩm mới
Bộ biến tần giúp tiết kiệm điện như thế nào

Bạn vẫn luôn thắc mắc "Bộ biến tần tiết kiệm điện như thế nào?" thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đap mọi thắc mắc về cách mà bộ biến tần mang lại hiệu quả tiết kiệm điện cho các doanh nghiệp hiện nay nhé.

  1. Trước khi có biến tần

Ở các xí nghiệp, nhà máy và ở các nhà máy điện đều có các thiết bị hút thổi gió, khói, hơi nước...có sử dụng động cơ ba pha xoay chiều làm động cơ sơ cấp. Tại các xí nghiệp khác, thường là các thiết bị làm mát (điều hoà trung tâm), máy bơm nước...

Trong quá trình sản xuất, lưu lượng của các thiết bị này luôn cần thay đổi để phù hợp với nhu cầu cụ thể về sản xuất của xí nghiệp, nhà máy.... Với cấu tạo của các động cơ xoay chiều ba pha truyền thống thì tốc độ quay của động cơ coi như không đổi với hệ thống lưới điện xoay chiều có tần số công nghiệp f = 50Hz ,với công thức : n=60*f/p (vòng/phút) - trong đó

+ f là tần số dòng điện cấp cho động cơ

+ p là số đôi cực của động cơ (theo thiết kế của nhà sản xuất)

+ n là tốc độ quay (theo thiết kế của nhà sản xuất )

Với quan hệ này, tốc độ quay của động cơ chỉ còn phụ thuộc vào tần số của lưới điện. Do quan niệm rằng việc điều chỉnh tần số của lưới điện là điều không thể được, nên cho đến nay tại các xí nghiệp, nhà máy thường để điều chỉnh lưu lượng, người ta thường sử dụng một số biện pháp điều chỉnh như:

a/ van điều tiết lắp ở đầu vào

ứng dụng bộ biên tần đa năng

b/ lá chắn điều tiết lắp ở đầu ra

ứng dụng bộ biến tần trong doanh nghiệp

c/ van by pass

úng dụng đa năng của biến tần

d/ sử dụng động cơ 2 cấp tốc độ

ứng dụng bộ biến tần

Mục đích là điều chỉnh lưu lượng đầu ra theo nhu cầu sản xuất, tốc độ động cơ không thay đổi.

Thí dụ như ở nhà máy nhiệt điện, ở các quạt hút khói, thổi gió, ở đầu ra hoặc đầu vào của quạt, thường có một lá chắn động, gồm các cánh hình cánh quạt, có trục quay theo các bán kính. Có một động cơ nhỏ điều khiển độ quay của các lá chắn này, để tạo ra các khe hở rộng hay hẹp tuỳ theo yêu cầu cho gió, khói lọt qua. Việc điều chỉnh lưu lượng khói gió kiểu đối phó này tuy có đem lại hiệu quả về điều chỉnh lưu lượng khói gió nhưng không kinh tế vì động cơ vẫn làm việc gần như không thay đổi, lượng điện tiêu thụ không giảm được bao nhiêu.

 

2. Sử dụng biến tần ứng dụng vào thực tế

Vì vậy để thực hiện thay đổi được lưu lượng, điều tốt nhất là thay đổi tốc độ động cơ sơ cấp, có nghĩa là cần thay đổi tần số của lưới điện.

Tốc độ đồng bộ của động cơ không đồng bộ 3 pha được tính như sau:

n=60*f/p (vòng/phút)

Trong đó:

+ N : là số vòng quay của động cơ

+ f : tần số lưới điện (thường là 50Hz, có nơi là 60Hz)

+ p : Số cặp cực trên stato động cơ.

Stato của động cơ được quấn theo số p=1, 2, 3, 4 tương ứng với đó là tốc độ đồng bộ của động cơ là N=3000, 1500, 1000, 750 vòng/phút. Ở điều kiện bình thường, mỗi một động cơ chỉ được thiết kế sao cho làm việc ở 2 tốc độ. Chẳng hạn như: từ N = 3000 và 1500 vòng/phút; N = 1500 và 1000 vòng/phút, … Nếu được quấn với nhiều tốc độ thì rất phức tạp khiến cho giá thành của đông cơ rất cao.

Bên cạnh đó, khi thay đổi p chỉ đạt được tốc độ hạn chế, nhiều lúc lại không phù hợp với công nghệ sản xuất. Do đó, dựa vào công thức trên, biện pháp duy nhất là thay đổi tần số (f) của động cơ khiến tốc độ thay đổi theo ý muốn. Để làm được điều này, biến tần ra đời, dòng điện đi qua biến tần, đầu ra của biến tần dòng điện có dạng hình sin, điện áp biến đổi có dạng xung vuông nối tiếp nhau và tần số sẽ được điều chỉnh tùy ý để đạt được tốc độ theo công nghệ đã chọn.

Sử dụng biến tần giúp:

– Điều chỉnh động cơ không đồng bộ với các tốc độ khác nhau.

– Điều khiển lưu lượng bơm, không khí ở quạt ly tâm, công suất máy, công suất băng tải,…

– Điều khiển được quá trình khởi động, dừng chính xác động cơ trên hệ thống băng tải giúp động cơ ổn định hơn.

+ Lưu lượng (m3/h) tỉ lệ thuậ với bậc nhất của tốc độ: Q1/Q2 = n1/n2.

+ Áp suất (Pa) tỉ lệ thuận với bậc 2 của tốc độ: H1/H2 = (n1/n2)2.

+ Công suất tiêu thụ điện (kW) tỉ lệ với bậc 3 của tốc độ: P1/P2 = (n1/ n2)3.

Trong đó:

(-) Q1, H1, P1 – tương ứng là lưu lượng, áp suất và công suất điện với số vòng quay định mức của động cơ ( n1= 2960, 1.460 vòng/phút …).

(-) Q2, H2, P2 – tương ứng là lưu lượng, áp suất, công suất điện với tốc độ vòng quay được điều chỉnh (n2

Một ví dụ cho dễ hiểu: Chúng ta có động cơ bơm nước với:

Pđm = P1 = 30kW (Pđm: Công suất tiêu thụ định mức)

n1 = 2960 vòng/phút (n1: số vòng quay định mức)

Khi chúng ta muốn điều khiển để giảm lưu lượng hoặc áp suất bằng cách điều chỉnh tốc độ dưới định mức: n2 = 2500 vòng/phút, lúc này, công suất tiêu thụ:

P2 = P1 x (n2/n1)3=30 x (2500/2960)3 = 18kW, (P2 = 60% Pđm)

Trong trường hợp động cơ hoạt động với thời gian t = 15h/ngày, và giá tiền cho mỗi kWh điện là 2000VNĐ tính ra điện năng tiêu thụ trong các trường hợp là:

  • Điều khiển lưu lượng theo cách thông thường,tốc độ động cơ không thay đổi được.

Lượng điện tiêu thụ hàng ngày là

Ađm = P1 x h = 30 x 15 = 450 kWh/ngày

Tiền = 450 x 2000 = 900,000 VNĐ

  • Điều khiển lưu lượng bằng biến tần,thay đổi tốc độ động cơ là P2

Lượng điện tiêu thụ hàng ngày là

Abt = P2 x h = 18 x 15 = 270 kWh/ngày

Tiền = 270 x 2000 = 540,000 VNĐ.

Số tiền mà bạn có thể tiết kiệm được khi sử dụng biến tần sẽ là:

DA = 900,000 – 540,000 = 360,000 VNĐ

Qua 1 thí dụ đơn giản ta có thể thấy được việc sử dụng biến tần đa năng trong điều khiển lưu lượng trong các nhà máy công nghiệp giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều tiền điện cũng như giải quyết được bài toán công nghệ để điều khiển tóc độ động cơ theo nhu cầu sản xuất.

Tagg: biến tần, bộ biến tần , biến tần đa năng, biến tần tiết kiệm điện

Các tin khác
Kỹ thuật skyper yahoo
Điện thoại: 0859 55 0527
Hotline:0859 55 0527
Kỹ thuật skyper yahoo
Điện thoại: 0948 876 5151
Về đầu trang